Samsung thành công với điện thoại gập nhờ công nghệ màn hình

Sau 12 năm nghiên cứu, Samsung dẫn đầu về doanh số smartphone gập cũng như trở thành nhà cung cấp tấm nền cho nhiều hãng khác.

Hành trình ra đời điện thoại màn hình gập

Năm 2007, khi là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, Samsung đã bắt đầu mơ về những điều "không tưởng" - một chiếc điện thoại với khả năng gập đôi. Cũng trong năm này, hãng bắt đầu phát triển công nghệ màn hình dẻo, có thể uốn cong nhằm ứng dụng cho điện thoại màn hình gập.

Với vị thế dẫn đầu và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, Samsung đã cân nhắc giữa công nghệ gập ra ngoài (external folding) và gập vào trong (internal folding), cuối cùng quyết định chọn internal folding khác biệt với các đối thủ còn lại. Ở thế gập này, điện thoại sẽ có nhiều ưu thế hơn về mặt thiết kế và đảm bảo độ bền.

Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kéo dài 12 năm và đến cuối 2019, Samsung chính thức cho ra mắt mẫu smartphone màn hình gập đầu tiên - Galaxy Fold. Vài tháng sau đó, Galaxy Z Flip tiếp tục trình làng.

Theo đà phát triển, tháng 9/2020, người dùng toàn cầu tiếp cận với Galaxy Z Fold2 - thế hệ thứ ba của điện thoại gập. Bước đột phá này mở ra nhiều ứng dụng mới trong thiết kế smartphone gập mỏng và gọn gàng hơn, tạo vẻ ngoài thu hút hơn cho smartphone.

Sau khi vượt qua 200.000 bài thử nghiệm, tấm nền dẻo của Samsung được Bureau Veritas - cơ quan chứng nhận toàn cầu có trụ sở tại Pháp - xác nhận về độ bền và ổn định. Tấm nền này có ánh sáng xanh được giảm xuống 6,5%. Theo đại diện Samsung, đây là mức thấp nhất trong ngành công nghiệp màn hình, hạn chế tối đa tình trạng mỏi mắt khi sử dụng trong thời gian dài.

Cột mốc này được mô tả là "thể hiện sức nghiên cứu, cải tiến và làm chủ công nghệ" của hãng.

Flexible

Tấm nền của Z Fold2 siêu dẻo có khả năng uốn cong theo một vòng tròn với bán kính chỉ 1,4 mm.

Galaxy Z Fold2 - biểu tượng công nghệ của Samsung

Ứng dụng đầu tiên của tấm nền mới là mẫu Galaxy Z Fold2 - chiếc smartphone gập được nhiều người dùng chú ý ngay từ khi chưa ra mắt. Nhằm tăng cường độ cứng cáp và bền bỉ của thiết bị khi gập, hãng gia cố thêm lớp kính siêu mỏng UTG (Ultra-Thin Glass) 30 micromet. Sản xuất bằng quy trình đặc biệt, kính UTG có độ mỏng đủ để uốn cong theo tấm nền màn hình dẻo, đồng thời cũng đủ cứng để không bị hư hại sau nhiều lần gập mở, tạo vẻ ngoài độc đáo.

Khoảng thời gian cuối 2019, đầu 2020, hãng điện tử Hàn Quốc ghi nhận doanh thu tỷ đô nhờ mẫu Galaxy Fold đạt doanh số gần 500.000 sản phẩm bán ra dù giá thành sản phẩm khá cao. Thành công này thể hiện sức hấp dẫn của sản phẩm trong thị trường smartphone cao cấp. Qua đó, thúc đẩy các nhà sản xuất khác chọn và đặt mua tấm nền dẻo do Samsung Display cung cấp để thiết kế mẫu smartphone gập mới.

Galaxy

Galaxy Z Fold2 giúp Samsung dẫn đầu trong phân khúc thị trường gập.

Số liệu của Display Supply Chain Consultants - DSCC (Nhật Bản) cho thấy, năm 2020, Samsung kinh doanh tốt với thị phần màn hình gập chiếm 83,5% toàn thị trường. Các chuyên gia dự báo trong năm 2021, mức tăng trưởng sẽ lên đến 85%. "Thành công về sản phẩm đầu cuối, nắm giữ công nghệ then chốt và năng lực nghiên cứu, cải tiến lẫn sản xuất mạnh mẽ... là chiến lược tạo nên thành công ở smartphone gập với tấm nền màn hình dẻo", đại diện đơn vị nói thêm.

Minh Tú (Ảnh: Samsung)

Let's block ads! (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

Đăng nhận xét

0 Nhận xét