Smartphone, máy tính, máy tính bảng cùng các món phụ kiện công nghệ hiện nay là những thứ được sử dụng nhiều nhất trong nhà, cũng vì vậy mà rất nhanh bám bẩn, vân tay, thậm chí cả vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Vậy vệ sinh đồ công nghệ như thế nào cho đúng cách, không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ mà vẫn khiến chúng "sạch bong kin kít"?
Apple đã rất chu đáo khi dành hẳn 1 trang dài hướng dẫn người dùng làm sạch các sản phẩm theo "đúng chuẩn Táo", bao gồm danh sách những chất tẩy rửa nên và không nên dùng. Mặc dù đây bài viết dành cho nhà Táo, nhưng cũng có thể áp dụng được cho bất cứ hãng nào.
Những sản phẩm vệ sinh được Apple khuyên dùng: Khăn lau kính (loại không để lại xơ vải), khăn cồn isopropyl 70%, khăn cồn ethyl 75%, giấy vệ sinh Cloro
Những loại Apple khuyến cáo nên tránh: Nước lau kính, chất tẩy trắng, chất mài mòn và khăn ẩm ở những sản phẩm có lỗ
iPhone và iPad
Với iPhone và iPad, Apple khuyên bạn nên lau chúng sau khi tiếp xúc với cát, mực, đồ trang điểm, chất tẩy rửa, thức ăn có chứa axit hoặc kem dưỡng da - bên cạnh những lúc có nhiều vết bẩn vân tay bạn để lại trên máy. Hãng muốn bạn ngắt kết nối khi đang cắm sạc hoặc tai nghe, tắt máy sau đó lau iPhone và iPad bằng vải lau kính ẩm, tránh những phần hở (cổng sạc).
Nếu vết bẩn quá "cứng đầu", bạn có thể chuyển qua cồn isopropyl 70% hay ethyl 75%, những chất tẩy rửa mạnh hơn có thể làm bay đi lớp chống dầu (oleophobic) mà hãng sử dụng ở mặt kính, thậm chí là gây xước. Baseus cũng có một bộ sản phẩm chuyên dùng cho smartphone và máy tính bảng, gồm cả dung dịch rửa và bề mặt mềm để lau.
Ốp lưng, Apple Pencil và AirPods
Một món phụ kiện hơi "đặc thù" trong quá trình làm sạch đó là ốp da dành cho iPhone. Theo Apple, dầu trên tay người dùng sẽ khiến ốp lưng da xỉn màu theo thời gian, đây là điều bình thường và bất cứ sản phẩm bằng da nào cũng sẽ trải qua. Hãng khuyến nghị làm sạch ốp da bằng khăn có nước ấm, bất cứ chất tẩy rửa nào khác sẽ làm da đổi màu, không còn đẹp nữa.
Những món phụ kiện khác được làm bằng nhựa như Apple Pencil và AirPods thì ta có thể làm sạch giống với hướng dẫn đối với iPhone và iPad phía trên. Đối với Apple Pencil, hãng nói rằng nên chỉ làm sạch phần cầm, còn đầu bút thì nên tránh. Còn đối với AirPods, bạn có thể dùng tăm bông đầu nhỏ để lấy bụi, ráy tai ra; không được dùng tăm, nhíp hay các đồ vật sắc để làm điều này vì có thể làm thủng màng bảo vệ.
MacBook và bàn phím Magic Keyboard
Cũng giống như iPhone và iPad, Apple muốn người dùng ngắt kết nối và tắt nguồn MacBook trước khi thực hiện làm sạch. Bên cạnh những miếng isopropyl 70% thì bạn cũng có thể dùng khăn vệ sinh Clorox để vệ sinh các phần kim loại của MacBook, loại này có kích thước lớn hơn nên cũng tiết kiệm thời gian cho bạn. Riêng với màn hình thì hãng khuyên chỉ dùng khăn lau kính với nước ấm, và đợi cho đến khi khô mới bật lên sử dụng.
Bàn phím của MacBook cũng như Magic Keyboard được thiết kế phẳng và không có nhiều khe kẽ lớn, nên bụi không bám nhiều. Nhưng nếu bạn kỹ tính thì có thể mua thêm một chiếc chổi mềm, 1 - 2 "đường" quệt là sạch bay hết bụi thôi!
Chúc mọi người có thể làm sạch đồ công nghệ của mình một cách hiệu quả và có sức khỏe tốt để chống lại dịch bệnh!
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi
0 Nhận xét