Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại thì học tập và làm việc tại nhà đang là giải pháp mà nhiều cơ quan, trường học lựa chọn để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Cũng vì lý do này mà nhu cầu sử dụng phần mềm họp mặt trực tuyến cũng tăng chóng mặt. Dưới đây là danh sách những phần mềm đang được nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân tin dùng nhất ở thị trường Việt Nam, dựa trên mức độ nổi tiếng và sự tiện dụng mà chúng mang lại.
1. Zavi (Zalo)
Phần mềm họp trực tuyến “Made in Vietnam” được phát triển bởi chính người Việt, có thể coi Zavi là một tính năng mở rộng của Zalo vốn đã quá phổ biến với hơn 100 triệu tài khoản đăng ký. Điểm mạnh của Zavi chính là toàn bộ server đều được đặt tại Việt Nam nên mọi hành động truy xuất của người dùng đều được đáp ứng nhanh chóng, hỗ trợ lên đến 100 người trong một “phòng họp” cùng một lúc, chất lượng những cuộc đàm thoại video của phần mềm này rất đáng nể khi gần như không có độ trễ và quan trọng hơn cả là nó miễn phí 100%.
Tuy nhiên, Zavi hiện vẫn trong giai đoạn beta và nó vẫn còn đang thiếu đi tính năng chia sẻ màn hình vốn rất cần thiết trong mỗi buổi họp trực tuyến. Có thể trong tương lai nó sẽ được bổ sung thêm tính năng này.
2. Zoom
Zoom là một trong những giải pháp hội nghị truyền hình phổ biến nhất dành cho các doanh nghiệp và cá nhân. Phần mềm này sở hữu khá nhiều tính năng hay ho với nhiều mức giá khác nhau dựa trên quy mô và nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hàng triệu người dùng Zoom trên toàn thế giới vui vẻ sử dụng gói miễn phí, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó bao quát hơn cho các nhóm từ xa của mình thì gói doanh nghiệp (có trả phí) sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Zoom có thể được coi là phần mềm video call nhóm hoàn hảo nhất trong danh sách này, nhưng nó vẫn làm người dùng lo ngại khi có liên kết chặt chẽ với mạng xã hội Facebook – một nền tảng không tôn trọng quyền riêng tư cá nhân cho lắm.
3. Cisco Webex
Sản phẩm hội nghị trực tuyến của Cisco – nhà sản xuất hạ tầng viễn thông nổi tiếng thế giới. Phần mềm này cung cấp những tính năng khá đầy đủ cho người dùng, trong đó có khả năng dịch trực tuyến hoạt động rất mượt mà. Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp nhỏ và những hội nhóm không có quá nhiều thành viên.
Có rất ít điểm để chê Webex ngoại trừ nó ăn khá nhiều tài nguyên CPU trên PC của bạn, khiến cho việc đa nhiệm trở nên khá khó khăn nhất là đối với những máy tính đời cũ, nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng nền tảng này cho đội ngũ của mình.
4. Skype for Bussiness
Dịch vụ Skype phổ biến của Microsoft được thiết kế như một công cụ hội nghị truyền hình chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Nó có một số tính năng chuyên dành cho đối tượng khách hàng này: chẳng hạn như cho phép tối đa 250 người tham dự trong một cuộc họp, kết nối với những người dùng Skype khác và tạo bảng trắng ảo để thuyết trình.
Mặc dù có một số hạn chế, chẳng hạn như thiếu tính năng hội nghị âm thanh cho từng cá nhân riêng lẻ cũng như khả năng hỗ trợ phần cứng cũ yếu. Phiên bản miễn phí của Skype là một công cụ tốt cho các nhóm có ít hơn 10 thành viên và là một cách đơn giản để thực hiện các cuộc gọi hội nghị miễn phí từ máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn.
5. Telegram
Tự do, miễn phí và bảo mật. Chẳng ai có thể từ chối những gì mà phần mềm Telegram bấy lâu nay mang lại. Nó như một người hùng trong làng công nghệ khi không bắt người dùng phải trả bất kỳ chi phí nào nhưng vẫn đem lại những tính năng tuyệt vời cùng khả năng hoạt động mượt mà đến khó tin.
Đón đầu nhu cầu cực lớn mùa dịch, Telegram đã cho ra mắt tính năng gọi video nhóm với đầy đủ những thêm thắt cần thiết. Phần mềm được tối ưu hoá cho tất cả các nền tảng di động, PC cũng như MacOS với tuỳ biến giao diện cực “có tâm” dành cho cả máy tính bảng.
6. Google Meet
Được tạo cho khách hàng doanh nghiệp, phần mềm cuộc gọi hội nghị của Google được đặt tên là Google Meet. Đây là phiên bản nâng cấp của Google Hangouts dành cho các nhóm đông người. Google Meet được thiết kế xoay quanh các cuộc họp video đã lên lịch giữa các thành viên trong nhóm, với các tính năng tương tự như Zoom như đồng bộ hóa lịch, đặt phòng hội nghị nhưng giao diện người dùng bóng bẩy hơn.
Thế nhưng trái với tiêu chí miễn phí xưa nay, để sử dụng đầy đủ các tính năng của Google Meet, bạn sẽ phải trả phí theo những gói được đặt sẵn trong G Suite.
7. Microsoft Team
Tiếp tục là một sản phẩm của Microsoft, ứng dụng phần lớn những thành tựu kỹ thuật mà Skype trước đây từng sở hữu, không rõ ý đồ của ông lớn này là gì khi duy trì cả Team lẫn Skype cho cùng một mục đích.
Tích hợp sâu vào hệ thống Windows, hầu như mọi thứ mà người dùng làm đều có thể được xử lý với Team, sản phẩm này sẽ là giải pháp hoàn hảo cho những người sử dụng dịch vụ trong hệ sinh thái của Microsoft.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 Nhận xét