Với hành vi không quét mã QR ghi nhận người vào/ra địa điểm công cộng, sự kiện đông người..., cá nhân tại Đà Nẵng sẽ bị phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng, mức phạt với tổ chức từ 10 - 20 triệu đồng.
Đây là một nội dung mới được Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng hướng dẫn UBND các quận, huyện, phường, xã về việc xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch Covid-19.
Tại Đà Nẵng, triển khai Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 của Chính phủ cùng hướng dẫn của Bộ Y tế trong sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch, trên cơ sở tạm thời đánh giá cấp độ dịch, ngày 15/10, Chủ tịch UBND thành phố đã quyết định tạm thời áp dụng một số biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” từ 0h ngày 16/10.
Trong đó, một trong những biện pháp đang được áp dụng trên toàn thành phố là quản lý, kiểm soát thông tin người ra/vào địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người thông qua việc quét mã QR khai báo y tế.
Từ 15/10, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất phương án triển khai ứng dụng PC-Covid (khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa, mã QR cá nhân, mã QR địa điểm, thông tin tiêm chủng và xét nghiệm) trên địa bàn. (Ảnh minh họa) |
Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng cho hay: Việc chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không thực hiện biện pháp quét mã QR khai báo y tế đối với người ra/vào đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác truy vết, kiểm soát, phòng chống dịch tại thành phố Đà Nẵng; đồng thời vi phạm các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 117 ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Vì thế, tùy từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền có thể xem xét và xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể, việc không quét mã QR khai báo y tế đối với người ra/vào địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sự kiện đông người có thể bị xem xét, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117 năm 2020 của Chính phủ. Mức xử phạt là phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng với cá nhân và từ 10 - 20 triệu đồng với tổ chức.
Cũng theo Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng, việc không ngăn chặn và báo cáo với cơ quan y tế/chính quyền địa phương để xử lý kịp thời khi quét mã QR khai báo y tế phát hiện người có nguy cơ mắc bệnh dịch Covid -19, người mắc Covid-19; không báo cáo cơ quan y tế/chính quyền địa phương khi có F0 tại/đến cơ quan, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp đã vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Do đó, căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong từng vụ việc cụ thể mà cá nhân, tổ chức vi phạm, có thể bị xem xét, xử phạt vi phạm hành chính về 1 trong 3 hành vi vi phạm.
Các hành vi vi phạm được Sở Tư pháp Đà Nẵng hướng dẫn áp dụng gồm: Hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”, với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng cho cá nhân và 20 - 40 triệu đồng với tổ chức;
Hành vi “cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”, với mức phạt tiền cũng từ 10 - 20 triệu đồng với cá nhân và từ 20 - 40 triệu đồng với tổ chức; Hành vi “không báo cáo với UBND hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật”, có mức phạt vi phạm hành chính từ 1 - 3 triệu đồng với cá nhân và từ 2 - 6 triệu đồng đối với tổ chức.
Trước Đà Nẵng, đã có một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) và Bắc Giang quy định xử phạt các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh do chưa thực hiện nghiêm việc tạo và yêu cầu khách đến quét mã QR địa điểm.
Chẳng hạn như, trong tháng 10, thành phố Hạ Long đã tổ chức Đoàn kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Kết quả có 3 nhà hàng tại các phường Hồng Hải, Hà Khẩu và Hoành Bồ đã bị đóng cửa do chủ cơ sở kinh doanh chưa thực hiện nghiêm việc yêu cầu khách quét mã QR, chưa điều chỉnh phương án phòng chống dịch trong tình hình mới.
Theo thống kê đến ngày 10/11, toàn quốc có hơn 2,96 triệu điểm đăng ký quét mã QR, với 348.541 điểm ghi nhận hoạt động thường xuyên. Đáng chú ý, trung bình mỗi ngày có hơn 20.000 địa điểm quét mã QR được tạo mới.
Vân Anh
Bắc Giang xử lý nghiêm người vào ra địa điểm không quét mã QR phục vụ phòng dịch
UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn xử lý nghiêm những trường hợp không tạo, dán mã QR địa điểm tại nơi vào, ra cơ sở sản xuất, kinh doanh; người vào/ra không quét mã QR gây khó khăn trong truy vết ca nhiễm.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi
0 Nhận xét