Các sàn coin phi tập trung mất hơn 10 tỷ USD

Sự bùng nổ của tài chính phi tập trung (DeFi) trong năm 2021 là nguyên nhân chính khiến các hoạt động tấn công và lừa đảo vào lĩnh vực này gia tăng.

Theo báo cáo từ công ty phân tích Elliptic, tổng thiệt hại các hoạt động tấn công trên DeFi trong năm 2021 đã vượt 12 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng số tiền của những vụ gian lận và lừa đảo vào lĩnh vực này đã chiếm tới 10,5 tỷ USD.

So sánh với thống kê của năm 2020, con số này hiện đã cao hơn tới 7 lần. Giới chuyên gia nhận định tình trạng tấn công ngày càng gia tăng chủ yếu xuất phát từ sự phát triển thần tốc của DeFi trong năm nay.

“Hệ sinh thái DeFi là một không gian cực kỳ thú vị và thay đổi nhanh, với sự đổi mới dịch vụ tài chính diễn ra bằng tốc độ chóng mặt”, Tom Robinson, nhà khoa học hàng đầu của Elliptic nhận định.

Lua dao tren DeFi, DeFi, Ethereum anh 1

Tình trạng lừa đảo và đánh cắp trên DeFi ngày càng diễn ra nhiều hơn. Ảnh: CNBC.

Robinson cho biết thêm DeFi đang thu hút một lượng vốn rất lớn vào các dự án bất chấp tiềm năng thực tế của chúng. Do đó, việc tội phạm mạng nhắm đến lĩnh vực này cũng khá dễ hiểu.

Trong 2 năm qua, tổng số tiền gửi vào các dịch vụ của DeFi đã tăng đột biến, từ 500 triệu USD lên tới 247 tỷ USD. Hoạt động này diễn ra phổ biến hơn khi giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có mức tăng mạnh trong năm nay.

Tất nhiên, khi thị trường đã phát triển về quy mô thì mức độ hoạt động bất hợp pháp cũng gia tăng theo. Đầu năm nay, nền tảng DeFi Poly Network đã mất hơn 600 triệu USD và được coi là vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, không lâu sau toàn bộ số tiền đã được chính tin tặc trả lại, khi người này tuyên bố chỉ muốn làm rõ lỗ hổng của nền tảng.

Gần đây, Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), cơ quan giám sát chống rửa tiền toàn cầu, đã công bố hướng dẫn sửa đổi về tiền mã hóa. Trong đó, người sáng lập công ty về DeFi sẽ phải tuân theo yêu cầu về việc cung cấp thông tin liên quan đến người khởi tạo cũng như người thụ hưởng trong việc chuyển tiền.

Ngoài ra, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ cũng đang điều tra sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung Uniswap. Các nhà quản lý cho biết họ sẽ tìm hiểu thông tin về cách thức các nhà đầu tư sử dụng nền tảng cũng như chiến lược tiếp thị của sàn trong thời gian qua.

Những dịch vụ hay sản phẩm DeFi thường hứa hẹn khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong đó, các sản phẩm gửi tiết kiệm và cho vay lãi suất cao đang là những hoạt động phổ biến nhất trên thị trường. Đó là nguyên nhân chính khiến thị trường này trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội phạm tấn công.

'Miền viễn tây hoang dã' của tiền mã hóa sắp bị siết chặt

Các nhà lập pháp đang dần chuyển sự chú ý sang lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), nơi các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua những dòng lệnh và không cần trung gian.

Số Bitcoin trị giá 12 triệu USD vừa bị đánh cắp

Nền tảng giao dịch DeFi pNetwork vừa bị hacker tấn công, đánh cắp hơn 12 triệu USD hôm 20/9.

Hacker lấy cắp 600 triệu USD đã trả lại đầy đủ khoản tiền

Vụ tấn công vào nền tảng DeFi lớn nhất vừa khép lại sau khi hacker gửi trả những đồng coin cuối cùng theo lời hứa.

Vốn hóa thị trường tiền số đã mất hơn 100 tỷ USD Lần đầu tiên sau hơn 1 tháng, giá đồng tiền số Bitcoin đã "phá đáy" 30.000 USD trong phiên ngày 20/7, thổi bay hơn 100 tỷ USD vốn hóa khỏi thị trường tiền số.

Lừa đảo trên DeFi DeFi Ethereum Bitcoin Tiền mã hóa Lừa đảo Tấn công Đánh cắp DeFi Bitcoin

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

Đăng nhận xét

0 Nhận xét